「面接」1001 lý do rớt phỏng vấn lãng xẹt

Sato

Administrator
Thành viên BQT
Xin chào các bạn !
Tìm được một cty tốt, chế độ tốt, chuẩn bị xong xuôi, và thậm chí phỏng vấn cũng rất tốt. Nhưng vì những lý do hết sức lãng xẹt mà bị rớt thì thật là đáng tiếc phải không các bạn ? Sato xin tổng hợp lại các pha rớt Naite ở phút 90 và cả những pha rớt kinh điển ngay từ màn chào sân để các bạn đang đi chuẩn bị đi shiu rút kinh nghiệm. Tất cả các câu chuyện đều có thật và lấy ra từ thực tế đưa cả 1000 ứng viên đi phỏng vấn 正社員 của công ty Nipbe.


「面接」1001 lý do rớt phỏng vấn: Chào láo

Job 正社員 kỹ sư thiết kế, vừa buộc giày vừa cám ơn GĐ.

Anh đang là DHS nhưng có kinh nghiệm vẽ CAD từ VN, từ Fukuoka xuống Osaka phỏng vấn. Buổi phóng vấn có thể nói là tốt đẹp và thuận lợi. Hai bên trao đổi trong không khí cởi mỡ thoải mái. Cty hài lòng với kỹ năng thiết kế cũng như tiếng Nhật của anh. GĐ họp riêng với Sato, bàn cụ thể về nhà ở và lương cho anh. Mọi chuyện tốt đẹp cho đến khi đi về. Anh ra cửa lấy giày vừa cúi mình buộc giây giày vừa cười chào cám ơn Giám đốc, trong khi ông Sato và các bạn bên cạnh đang vui vẻ nhưng cúi chào khiêm tốn. Ra đến cửa lưng vẫn quay về phía GĐ đang đứng tiễn, anh cười thoải mái và chào 失礼しました。 Tái mặt và ngực lạnh buốt nhưng ko thể làm gì để cản anh lại lúc đó, và đúng như dự tính đi bộ vừa ra đến ga GD gọi điện từ chối. Tất cả thay đổi 180 độ, nhanh hơn cả thái độ người yêu cũ.

Nếu anh biết trước:
1. Nhật cực kỳ đánh giá cao kỹ năng chào hỏi. Những câu chào hỏi hết sức cơ bản sử dụng khi phỏng vấn như こんにちは , ありがとうございました。よろしくお願いいたします。失礼いたします。失礼いたしました。はい、分かりました。
2. Khi chào hỏi, nhìn vào mắt GĐ, mỉm cười. Về cơ bản không chuyển động, đứng im, cúi người 3 giây.
3. Tuyệt đối ko vừa đi vừa chào, chào mà quay lưng lại đối phương, vừa chào vừa làm việc khác. Đặc biệt, đừng thấy thằng bên cạnh mình chào láo và mình bắt chước theo.
4. Nếu tiếng Nhật yếu, chỉ cần tập thật tốt cách chào hỏi thì cơ hội của bạn sẽ cao hơn.

Giới thiệu thêm cho các bạn 2 trường hợp, nhờ tác phong chào hỏi chuẩn mà đỗ phỏng vấn.
Thành, tiếng Nhật tại thời điểm đi phỏng vấn tầm N4, N5 học XD, đi phỏng vấn job làm xưởng cùng với khoảng 6 bạn khác. Biết năng lực của Thành nên Sato chỉ chắc vào pv chỉ cần chào chuẩn.
Hiện Thành đã có VISA 3 năm, làm quản lý 1 xưởng lớn, vừa về cưới vợ.
Đức, tiếng Nhật tại thời điểm phỏng vấn tầm N3, nhưng có kinh nghiệm baito ở cây xăng. Đi pv chung với 2 anh tiếng >N2. Vào phút thứ 93, anh bạn tiếng giỏi kia lại phạm lỗi vừa đi ra vừa chào, trong khi Đức phát huy quá tốt kỹ năng chào hỏi. Hiện tại công việc khá vất vả, nhưng bù lại thu nhập >35man, Visa ổn định.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
在日ベトナム人材紹介
日越貿易株式会社 (NIPBE TRADE Co .,Ltd)
〒272-0034 千葉県市川市市川1−23−27
Website: http://nipbe.com
Email: hr@nipbe.com

職業紹介許可番号:12ーユー300759
登録支援機関許可番号:19登ー000178
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Sato

Administrator
Thành viên BQT
Xin chào các bạn !
Tìm được một cty tốt, chế độ tốt, chuẩn bị xong xuôi, và thậm chí phỏng vấn cũng rất tốt. Nhưng vì những lý do hết sức lãng xẹt mà bị rớt thì thật là đáng tiếc phải không các bạn ? Sato xin tổng hợp lại các pha rớt Naite ở phút 90 và cả những pha rớt kinh điển ngay từ màn chào sân để các bạn đang đi chuẩn bị đi shiu rút kinh nghiệm. Tất cả các câu chuyện đều có thật và lấy ra từ thực tế đưa cả 1000 ứng viên đi phỏng vấn 正社員 của công ty Nipbe.


「面接」1001 lý do rớt phỏng vấn: em tưởng là hẹn ở ga X

Học senmon biz ở Osaka, ko có bằng ĐH ở VN. Mãi mới tìm đc cho anh một cty đúng ngành nghề ở Hiroshima, gần như gửi gắm cho bác GĐ quen biết. Dặn đi dặn lại là mấy anh em tập trung ở ga Higashi-Hiroshima. Đến giờ GĐ đến, ai cũng có mặt mà ko thấy anh đâu. Liên lạc với anh thì em đến đây cả tiếng trước rồi,cơ đang đợi ở ga Hiroshima. Thôi xong, tuyển nó vào làm nv kinh doanh mà đi đến ga to tướng thế này mà nó còn lạc thì sau đi làm thế nào. Thế là anh lên tàu trở về lại Osaka. Cả anh và đội Sato đều tiếc.

Giá như anh biết điều này:
Đi phỏng vấn, trễ không ai chờ mình,
1. Nên chủ động đến nơi tập trung trước 10, 15p đề phòng các trường hợp trễ tàu, đi sai đường.
2. Đến nơi rồi thông báo với người phụ trách, hoặc các bạn cùng đi phỏng vấn
3. Nếu dự sẽ đến trễ, báo sớm với người phụ trách khi nào tới, lý do trễ để đc hỗ trợ điều chỉnh lịch.

Đi lạc đường, đến trễ không tham gia phỏng vấn được, mất 1 ngày nghỉ, mất tiền tàu xe... rất đáng tiếc.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
在日ベトナム人材紹介
日越貿易株式会社 (NIPBE TRADE Co .,Ltd)
〒272-0034 千葉県市川市市川1−23−27
Website: http://nipbe.com
Email: hr@nipbe.com

職業紹介許可番号:12ーユー300759
登録支援機関許可番号:19登ー000178
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
 

Sato

Administrator
Thành viên BQT
「面接」1001 lý do rớt phỏng vấn: TÔI MUỐN...

Tuần vừa rồi Sato đưa 1 bạn đi phỏng vấn cho 1 job XD ở Tokyo. Lương cơ bản lên đến 27man và Free nhà ở, ngay ngần ga Tokyo. Khách hàng là 1 cty quen cũ, điều kiện chính là cần ứng viên có bằng lái xe MT thôi là đến 90% là đâu rồi. Ứng viên là một bạn khá dễ thương, tiếng Nhật khá và có bằng MT. Vì thế Sato cũng nghĩ rằng ko có lý do gì để thất bại cả, Sato chỉnh sửa CV và dặn bạn một số tính huống khi phỏng vấn chứ ko cần chỉ tiếng Nhật gì cả.

Hai anh em vào pv với cty với không khí rất là thoải mái, thân thiện. Sau đó cty cũng giới thiệu qua công việc của cty, là bảo trì hệ thông cống, và tình hình thiếu người của cty... Có thể chính vì vậy mà bạn ứng viên bắt đầu tỏ ra chủ quan, và thái độ chuyển sang giống như mình đi lựa chọn cty. Bạn dùng từ TÔI MUỐN... nhiều hơn. Ặc, Sato ngồi cạnh mà ko biết làm sao để ngăn bạn lại đc luôn. Cuối cùng bạn ra điều kiện cho cty, và để bạn suy nghĩ xem có vào được ko... rồi hai anh em đi về.
Trên đường về, cũng định góp ý với bạn, nhưng sợ bạn mất vui (dạo này hiền ghê) nên cũng thôi, thấy năng lực bạn ổn như vậy chắc cũng ko đến nỗi. Sau gần 1 tuần, bạn phản hồi muốn vào công ty làm, ặc thì bác GĐ từ chối và yêu cầu Sato tìm người khác. Thật đáng tiếc !

Bạn không sai, nhưng KHÔNG PHÙ HỢP ở chỗ nào ?

Nếu như đi phỏng vấn các bạn biết:

1. Công ty trả tiền cho bạn, để bạn làm điều cty muốn, chứ ko phải làm điều bạn muốn.
vì thế khi muốn thể hiện mình mong muốn một điều gì đó, cách thể hiện phù hợp là sử dụng tiếng Nhật ở dạng XIN PHÉP. 「●●●したいですが、よろしいでしょうか」「●●●したいですが、ご検討いただけますか」「●●●してもよろしいでしょうか」
Không dùng thể Yêu cầu trực tiếp. 「 ●●●したいです」

2. Đi phỏng vấn, thì mục tiêu duy nhất là ĐƯỢC CTY NHẬN. Đừng bao giờ quên rằng mình vẫn đang ở buổi phỏng vấn, chưa ai nhận mình cả. Đừng tỏ ra thoải mái thái quá. Hạn chế tối đa thể hiện cá nhân.

Sato. 2020.05
 
  • Like
Reactions: Hao

Thống kê

Chủ đề
959
Bài viết
1,757
Thành viên
3,666
Thành viên mới nhất
NGUYỄN VĂN BÌNH
Top